Bên cạnh Quality Score (Điểm chất lượng), bạn cũng cần quan tâm đến Optimization Score (Điểm tối ưu hóa). Cùng tìm hiểu Điểm tối ưu hóa là gì & cách sử dụng chỉ số này để tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads nhé.
Ngay cả những người có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads cũng cảm thấy bối rối với việc làm quen với các chức năng trong công cụ này mỗi khi nó được cập nhật, cũng như cách tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch, từ việc cải thiện số lượng người tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi đến cả việc giảm giá thầu CPC để tiết kiệm ngân sách quảng cáo.
Rất may mắn, Google đã cung cấp cho chúng ta một chỉ số gọi là Điểm tối ưu hóa (Optimization Score) để nhanh chóng tiếp cận các đề xuất cải tiến hiệu suất của tài khoản quảng cáo, được tạo ra bởi hệ thống máy học AI Learning Machine của Google.
Tuy nhiên, bạn có thể đang thắc mắc Optimization Score thực sự là gì, nó có đáng tin tưởng hay không, cũng như các đề xuất mà hệ thống đưa ra có mang lại bất kỳ lợi ích nào cho chiến dịch quảng cáo của bạn hay đó chỉ là cách để Google khiến bạn chi nhiều tiền hơn cho quảng cáo.
Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé.
Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ nội dung trên DMCA (Xem link đăng ký tại đây), vui lòng trích dẫn nguồn kèm link bài viết nếu muốn đăng tải lại trên website khác.
Điểm tối ưu hóa (Optimization Score) là gì?
Optimization Score (hay Điểm tối ưu hóa) là một chỉ số do Google đặt ra nhằm đánh giá mức độ tối ưu của một tài khoản Google Ads về mặt thiết lập, trong đó số điểm được cho từ 0 đến 100%, với 100% là tài khoản được tối ưu hóa hoàn chỉnh.
Nếu Điểm tối ưu hóa của bạn đạt dưới 100%, Google sẽ đề xuất một số hành động bạn cần/nên thực hiện để tối ưu hóa cho từng chiến dịch quảng cáo, và mỗi hành động được hoàn tất sẽ giúp bạn cải thiện Điểm tối ưu hóa theo một tỉ lệ phần trăm nhất định cho trước.
Bạn có thể tìm thấy Điểm tối ưu hóa trong tab Đề xuất trong tài khoản Google Ads của mình như hình dưới đây:
Để có cái nhìn trực quan hơn về Điểm tối ưu hóa, hãy xem video Youtube dưới đây:
Hiện tại, Google đang cung cấp ba chế độ xem Điểm tối ưu, gồm có:
- Cấp chiến dịch: Đánh giá mức độ tối ưu của một chiến dịch Google Ads nhất định.
- Cấp tài khoản: Đánh giá mức độ tối ưu của một tài khoản Google Ads, bao gồm tất cả các chiến dịch trong tài khoản đó.
- Cấp quản lý tài khoản: Đánh giá mức độ tối ưu của tài khoản Google Ads cấp cao nhất – tài khoản MCC (hay còn gọi là Tài khoản người quản lý).
Lưu ý rằng, không phải mọi loại chiến dịch đều được đánh giá, mà chỉ có các chiến dịch thuộc loại: Hiển thị (Display), Tìm kiếm (Search), Tối đa hóa hiệu suất (Performance Max, gọi tắt là Pmax), Mua sắm (Shopping), Khám phá (Discovery), Thúc đẩy hành động trong quảng cáo dạng video (Video Action) và Ứng dụng (App).
Điểm tối ưu hóa Google Ads được tính như thế nào?
Điểm tối ưu hóa của Google không phải là một con số ngẫu nhiên hoặc cố định cho mọi tài khoản quảng cáo, mà nó dựa trên đánh giá của hệ thống AI sau khi cân nhắc nhiều thành phần khác nhau trong tài khoản của bạn, cũng như so sánh với các hiệu suất của các tài khoản quảng cáo khác.
Theo công bố của Google về cách tính Optimization Score:
“Điểm tối ưu hoá được tính theo thời gian thực, dựa trên số liệu thống kê, các chế độ cài đặt và trạng thái của tài khoản cũng như chiến dịch, mức độ tác động liên quan của đề xuất hiện có và nhật ký đề xuất gần đây. Việc áp dụng hoặc bỏ qua đề xuất sẽ làm thay đổi điểm tối ưu hoá tổng thể của tài khoản.
Điểm tối ưu hoá và đề xuất dành cho bạn có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố, từ các chế độ cài đặt của bạn đến những xu hướng trong hệ sinh thái quảng cáo. Bạn có thể thấy một điểm số khác và một nhóm các đề xuất mới khi những yếu tố này thay đổi.”
Hãy làm rõ một số điểm quan trọng về cách tính Điểm tối ưu hóa của Google:
1. Theo thời gian thực
Nói cách khác, Điểm tối ưu hóa sẽ được cập nhật ngay lập tức mỗi khi bạn thực hiện bất kỳ một hành động nào trong phần thiết lập tài khoản hoặc chiến dịch quảng cáo.
2. Dựa trên số liệu thống kê
Google dựa vào số liệu của nhiều tài khoản khác nhau để tạo ra số liệu thống kê về một tài khoản quảng cáo được xem là tối ưu, và so sánh với các thiết lập trong tài khoản của bạn để xác định những phương án tốt nhất giúp bạn đạt được mục tiêu.
3. Dựa trên các chế độ cài đặt của bạn
Cùng một chiến dịch quảng cáo, nhưng Điểm tối ưu hóa và các đề xuất sẽ thay đổi tùy thuộc vào các mục tiêu kinh doanh của chiến dịch.
4. Trạng thái của tài khoản và chiến dịch
Nếu tài khoản hoặc chiến dịch quảng cáo của bạn ở trạng thái không hoạt động hoặc bị loại bỏ, bạn sẽ không nhận được đề xuất cho chúng, nhờ vậy, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào các chiến dịch đang hoạt động mà không bị bối rối bởi hàng loạt các thông tin không hữu ích trên trang Dashboard của mình.
5. Mức độ tác động của các đề xuất đến các thành phần trong tài khoản
Một đề xuất càng ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác nhau, tác động của nó đến Điểm tối ưu hóa càng lớn.
6. Nhật ký đề xuất gần đây
Về mặt ngữ nghĩa, điều này ám chỉ những đề xuất đã được đưa ra trước đây sẽ có ảnh hưởng đến điểm tối ưu hóa của bạn cũng như các đề xuất tiếp theo.
Ví dụ, bạn đã lựa chọn bỏ qua một đề xuất của Google, Điểm tối ưu hóa của bạn sẽ được tự động tăng lên, và trong tương lai Google sẽ không tiếp tục đưa ra đề xuất đó nữa.
7. Xu hướng trong hệ sinh thái quảng cáo
Rất dễ hiểu, một xu hướng đang gia tăng hoặc giảm đi có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu quảng cáo của toàn bộ các nhà quảng cáo trong thị trường đó cũng như mức độ thu hút của quảng cáo đối với khách hàng, dẫn đến việc các số liệu thống kê dùng để đối chiếu với tài khoản của bạn sẽ bị thay đổi theo.
Đó cũng là lý do Google tạo ra công cụ mang tên Insights Finder dành cho Google Ads, giúp các nhà quảng cáo khám phá xu hướng, thấu hiểu đối tượng mục tiêu của mình và có phương án tiếp cận họ.
Bạn sẽ nhận được những loại đề xuất nào?
Để cải thiện Điểm tối ưu hóa, Google thường đưa ra nhiều đề xuất khác nhau trong tab Đề xuất, từ việc cài đặt mã theo dõi chuyển đổi thêm từ khóa cho nhóm quảng cáo, và còn vô số các đề xuất khác mà tôi không thể liệt kê hết toàn bộ trong bài viết này.
Tuy nhiên, dưới đây là một vài nhóm đề xuất phổ biến nhất mà bạn thường bắt gặp khi vận hành nhiều tài khoản hoặc chiến dịch quảng cáo khác nhau:
Đặt giá thầu và ngân sách
Google thường đưa ra các đề xuất liên quan đến chiến lược đặt giá thầu và ngân sách quảng cáo.
Ví dụ, khi tài khoản của bạn sắp hết ngân sách quảng cáo, Google sẽ đưa ra đề xuất tăng ngân sách như hình dưới đây:
Một trường hợp khác, nếu bạn đang lựa chọn chiến lược đặt giá thầu thủ công, Google cũng có xu hướng đề xuất bạn chuyển sang sử dụng chiến lược đặt giá thầu tự động.
Quảng cáo và thành phần
Google cũng thường đề xuất cải thiện các vấn đề liên quan đến việc bổ sung các loại tài sản mới, thêm các bản sao quảng cáo mới, khắc phục các lỗi quảng cáo bị từ chối, cải thiện độ mạnh của quảng cáo, sử dụng chức năng xoay vòng các quảng cáo đã được tối ưu hóa.
Ví dụ, Google có thể khuyến nghị bạn:
- Bổ sung thành phần hình ảnh.
- Thêm các thành phần khác cho quảng cáo tìm kiếm thích ứng.
- Thêm sản phẩm cho quảng cáo video.
- Sử dụng quảng cáo hiển thị thích ứng hoặc quảng cáo tìm kiếm thích ứng.
- Sử dụng thành phần giá
- Kích hoạt các thành phần được tạo tự động.
Nói chung, các đề xuất này nhằm mục đích cải thiện tỷ lệ CTR và tối ưu hóa hiệu suất của quảng cáo.
Chiến dịch tự động
Google thường đề xuất bạn sử dụng các chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất được thiết lập tự động để khai thác các khoảng trống quảng cáo trên sản phẩm của Google, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến, tạo khách hàng tiềm năng, thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh tại cửa hàng thực tế hoặc nhiều mục tiêu khác.
Từ khóa và nhắm mục tiêu
Những đề xuất này có liên quan đến việc cải thiện chất lượng của bộ từ khóa quảng cáo cũng như nhắm mục tiêu chính xác hơn, bao gồm cả việc sử dụng các từ khóa phủ định hoặc thêm các loại đối sánh từ khóa.
Theo tôi, đây là nhóm đề xuất cực kỳ quan trọng đối với mọi chiến dịch quảng cáo Google Ads, và bạn không nên bỏ qua bất kỳ đề xuất nào mà Google đưa ra trong phần này.
Các đề xuất thường gặp trong phần này gồm có:
- Thêm từ khóa mới.
- Xóa các từ khóa thừa.
- Tải danh sách so khớp khách hàng.
- Sử dụng tính năng Mở rộng hiển thị.
- ……
Hoạt động khắc phục
Khi nhận thấy các thành phần đang hoạt động không chính xác, Google sẽ đưa ra đề xuất bạn sửa các lỗi này nhằm đảm bảo chiến dịch đang hoạt động đúng cách và hiệu quả.
Ví dụ, khi bạn tạo các nhóm quảng cáo nhưng chưa bổ sung từ khóa vào các nhóm này, Google sẽ khuyến nghị bạn thực hiện công việc này để quảng cáo được hiển thị.
Vì sao bạn nên sử dụng Điểm tối ưu hóa và Đề xuất của Google?
Nhìn chung, Điểm tối ưu hóa mang lại những lợi ích rất lớn cho quá trình thiết lập tài khoản một cách tối ưu nhất, đồng thời giúp phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong tài khoản.
Dưới đây là một vài ưu điểm nổi bật của việc sử dụng Điểm tối ưu hóa:
Định hướng chiến lược cho chiến dịch quảng cáo
Nhờ sự hỗ trợ của AI, các đề xuất của Google Ads là kết quả của việc nghiên cứu thống kê hàng loạt các chiến dịch khác, thứ mà bạn không bao giờ có thể tự mình làm được ngay cả khi dư dả về tài chính.
Nếu được sử dụng đúng cách, Điểm tối ưu hóa sẽ trở thành một công cụ cực kỳ mạnh mẽ (và miễn phí) giúp bạn định hướng rõ ràng cho hoạt động truyền thông quảng cáo của mình.
Xác định các vấn đề đang tồn tại trong chiến dịch quảng cáo
Điểm tối ưu hóa giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng xác định các yếu điểm trong chiến dịch quảng cáo của mình, thậm chí là những điều cực kỳ nhỏ nhặt mà bạn rất dễ bỏ qua trong quá trình thiết lập và tối ưu quảng cáo.
Nhờ đó, bạn sẽ yên tâm rằng chiến dịch của mình sẽ không mắc phải các lỗi ngớ ngẩn nhưng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất quảng cáo.
Hành trình khách hàng trong Digital Marketing là gì?
Hành trình khách hàng ám chỉ quá trình khách hàng trải nghiệm và tương tác với thương hiệu doanh nghiệp.
Theo một bài đăng trên Forbes của Andy Steuer, thành viên sáng lập của Forbes Councils và là CEO của Helpware, việc xây dựng lại hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hành vi khách hàng qua trong từng giai đoạn Marketing cũng như trên từng kênh bán hàng khác nhau.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, bổ sung các thành phần mới vào chiến lược truyền thông tiếp thị của mình, đồng thời loại bỏ các thành phần không hiệu quả hoặc không phù hợp, từ đó giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Để lập bản đồ hành trình khách hàng, Hubspot – một trong các agency Marketing hàng đầu thế giới – đã đề xuất bảy bước như sau:
- Sử dụng các mẫu customer journey để tiết kiệm thời gian.
- Đặt mục tiêu rõ ràng cho việc lập bản đồ.
- Xây dựng chân dung khách hàng và xác định mục tiêu của họ.
- Làm nổi bật các điểm chính trong chân dung khách hàng mục tiêu.
- Liệt kê tất cả các điểm tiếp xúc (touchpoint) – tức thời điểm, vị trí mà khách hàng và thương hiệu doanh nghiệp tương tác với nhau.
- Xác định các tài nguyên bạn đang có và những tài nguyên bạn sẽ cần.
- Thực hiện các thay đổi cần thiết.
Bằng cách tích hợp hành trình khách hàng vào chiến lược Digital Marketing, bạn sẽ thu hút được nhiều hơn lưu lượng truy cập vào các kênh truyền thông của mình, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cũng như giúp xây dựng lòng tin, uy tín và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, tài chính và nhân lực để tự mình thực hiện tất cả mọi thứ trong Digital Marketing.
Do đó, bạn sẽ cần tham khảo quy trình triển khai một số chiến thuật Digital Marketing điển hình và học hỏi cách ứng dụng nó cho doanh nghiệp của mình.
Tổng quan quy trình Digital Marketing
Sau khi đã phân tích ưu nhược điểm cũng như các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt, bạn sẽ tiếp tục các bước triển khai Digital Marketing cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc một thương hiệu.
Thông thường, quy trình triển khai Digital Marketing trải qua bảy bước như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu SMART.
- Bước 2: Định vị thương hiệu.
- Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường mục tiêu.
- Bước 4: Phân tích GAP Analysis.
- Bước 5: Xây dựng ngân sách Marketing.
- Bước 6: Lựa chọn chiến thuật Marketing phù hợp.
- Bước 7: Triển khai và đo lường kết quả.
Các chiến thuật Digital Marketing thường gặp
Dưới đây là một số chiến thuật Digital Marketing phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
SEM – Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm
SEM (hay Search Engine Marketing) là yếu tố cốt lõi trong chiến lược Digital Marketing của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, bởi theo thống kê năm 2023 của We Are Social, hơn 97% người dùng Việt Nam đang sử dụng Google để tra cứu các giải pháp cho vấn đề của họ.
Trên lý thuyết, SEM bao gồm hai hoạt động chính là quảng cáo trên công cụ tìm kiếm và SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), nhưng trên thực tế, SEO thường được tách riêng thành một mảng lớn độc lập với SEM, do đó, khi nói về SEM, các Digital Marketer sẽ hiểu đó là quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
SEM có tác dụng rất lớn đối với mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô và mọi ngành nghề, vì nó giúp thương hiệu xuất hiện ở các vị trí nổi bật, bắt mắt nhất trên công cụ tìm kiếm, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.
Để triển khai một chiến dịch SEM hiệu quả, bạn cần:
- Một (hoặc nhiều) landing page được thiết kế bắt mắt, chứa nội dung hữu ích và có tốc độ tải trang nhanh.
- Danh sách từ khóa quảng cáo phù hợp, nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và có liên quan đến nội dung trên landing page.
- Ngân sách quảng cáo đủ để hiển thị quảng cáo ở các vị trí nổi bật trong khoảng thời gian được yêu cầu.
SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO là quá trình sáng tạo và tối ưu nội dung liên tục nhằm giúp trang web xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm đối với một từ khóa nhất định.
SEO rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì:
- Lưu lượng truy cập từ SEO không tốn chi phí.
- Hiệu quả lâu dài, ngay cả khi doanh nghiệp đã tạm ngừng triển khai SEO trong một khoảng thời gian.
- 68% người dùng bắt đầu quá trình truy cập Internet bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm (BrightEdge).
- Tuy nhiên, chỉ có 0.63% người dùng Google nhấp chuột vào các website nằm ở trang 2 trở đi (BacklinkO).
- 53.3% traffic vào website là lưu lượng truy cập không phải trả tiền (BrightEdge).
- Các khách hàng đến từ SEO có tỉ lệ chốt đơn là 14.6% (Hubspot).
Nhìn chung, SEO thường liên quan đến các hoạt động:
- Nghiên cứu từ khóa và chủ đề.
- Viết nội dung hữu ích.
- Tối ưu trên trang và ngoài trang.
- Phân phối nội dung đến khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng và thu hút các backlink chất lượng.
Social Media Marketing – Tiếp thị Mạng xã hội
Mạng xã hội được tạo ra để kết nối mọi người, nhưng sự phổ biến của nó đã biến công cụ này trở thành nơi lý tưởng để các doanh nghiệp tiếp cận và quảng bá thương hiệu đến khách hàng mục tiêu, và đó là cách mà khái niệm Social Media Marketing ra đời.
Theo thống kê của WeAreSocial 2023, các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay gồm có Facebook, Zalo, Instagram, Youtube và Tiktok.
Online PR – Truyền thông báo chí trực tuyến
Truyền thông báo chí trực tuyến là một chiến thuật phổ biến trong Marketing hiện đại, nhưng công cụ này phần lớn chỉ dành cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào, bởi mục tiêu chính của hoạt động PR là xây dựng thương hiệu, trong khi chi phí triển khai chúng cực kỳ đắt đỏ của chúng nhưng mang lại hiệu quả bán hàng rất thấp.
Mặc dù vậy, với sự thay đổi dần trong cách vận hành của các công cụ tìm kiếm như Google, Online PR đang ngày càng được các doanh nghiệp nhỏ chú trọng hơn nhằm đạt được hiệu quả SEO tốt hơn.
Email Marketing – Tiếp thị bằng email
Email Marketing là một trong các chiến thuật Digital Marketing phổ biến vẫn đang được các doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng hiện nay, tuy nhiên, tại Việt Nam, Email Marketing đang dần được kiểm soát chặt chẽ nhằm giúp những người nhận email tránh gặp phải tình trạng thư rác, lừa đảo trực tuyến, spam…
Bên cạnh đó, do đặc thù về văn hóa, lối sống và nhu cầu sử dụng, tỷ lệ tiếp cận bằng email tại Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia phương Tây.
Chính vì vậy, chiến thuật Email Marketing tại Việt Nam phù hợp với hoạt động chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu hơn là việc gia tăng doanh số.
Một số hoạt động liên quan đến Email Marketing gồm có:
- Thu thập, xây dựng data email của khách hàng tiềm năng qua các kênh khác nhau như website, quảng cáo, mạng xã hội…
- Gửi Newsletter theo định kỳ.
- Đánh giá, đo lường hiệu quả tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của từng chiến dịch.
Dưới đây là một số cách gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của một chiến dịch Email Marketing do Neil Patel, một trong các chuyên gia Digital Marketing hàng đầu thế giới, hướng dẫn:
Một số công cụ Digital Marketing khác
Ngoài một số công cụ Digital Marketing thông qua Internet, vẫn còn một số lượng lớn các công cụ Digital khác mà bạn có thể ứng dụng cho chiến dịch Marketing của mình, bao gồm:
- Wifi Marketing
- Telemarketing
- Digital OOH
- In-game Marketing
- SMS Marketing
- ePublising
- Digital Music
- Influencer Marketing
- Voice Search Marketing
- Mobile Marketing
- ……
Đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing như thế nào?
Đo lường hiệu quả Digital Marketing là điều bắt buộc bạn phải làm đối với mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực nếu như bạn không muốn lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số không mang lại giá trị.
Để đo lường và đánh giá hiệu quả của một chiến dịch Digital Marketing, bạn sẽ cần căn cứ vào mục tiêu Marketing đặt ra ban đầu, đồng thời sử dụng các công cụ và tiêu chí phù hợp để theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả.
Dưới đây là một vài chỉ số thường được sử dụng để đo lường hiệu quả Digital Marketing:
Xếp hạng trang web trên Google SERP
Xếp hạng trang web trên trang kết quả tìm kiếm của Google (hay gọi tắt là Google SERP) là một trong các tiêu chí đo lường hàng đầu kết quả của một chiến dịch SEO Google nói riêng và chiến dịch Digital Marketing cho website nói chung.
Trang web được xếp hạng cao trên Google giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, đồng thời, các trang web có thứ hạng cao thường thu hút một lượng lớn khách hàng truy cập vào website, từ đó giúp tăng khả năng bán hàng trên web.
Thứ hạng của trang web cũng phản ánh chất lượng nội dung trên trang có đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng hay không, đồng thời nó cũng là thước đo độ tin cậy của trang web đối với chủ đề đang được nói đến.
Để cải thiện xếp hạng trang web trên Google SERP, bạn cần:
- Nghiên cứu từ khóa và chủ đề liên quan đến sản phẩm dịch vụ một cách kỹ lưỡng.
- Nhóm từ khóa theo các chủ đề con và khám phá mục đích tìm kiếm của khách hàng thông qua từng chủ đề con.
- Tạo nội dung hữu ích và trình bày một cách logic, dễ đọc, dễ hiểu và dễ tương tác.
- Tối ưu về mặt kỹ thuật cho website, đảm bảo trang web thân thiện với thiết bị di động, tải nhanh và điều hướng dễ dàng.
- Chia sẻ nội dung trên các kênh khác nhau để tạo nhận thức cho người dùng cũng như thu hút các backlink cho trang web.
Bạn có thể theo dõi thứ hạng của trang web bằng cách tra cứu thủ công trên Google Search hoặc sử dụng chức năng theo dõi thứ hạng trên các công cụ SEO phổ biến như Ahrefs, SEMRush, Ubersuggest…
Backlink chất lượng cao
Backlink chất lượng cao là một trong các yếu tố xếp hạng trang web trên Google, và nó cũng phản ánh mức độ uy tín của một website hoặc một thương hiệu trên Internet.
Hiện nay, chưa có công cụ chính xác để đo lường chất lượng của một backlink theo chuẩn Google, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một thước đo trung gian là Topical Authority để hình dung sơ bộ chất lượng của trang web đặt backlink.
Để gia tăng số lượng backlink chất lượng cao cho website, bạn có thể cân nhắc các phương án sau:
- Mua bài viết PR trên các trang báo chí tổng hợp hoặc các website chuyên ngành có uy tín, được nhà nước, các cơ quan chính phủ và các chuyên gia trong ngành công nhận.
- Tạo link bait trên website – tức các nội dung được nhiều người quan tâm và có thể chia sẻ rộng rãi trên các kênh khác nhau.
- Xây dựng quan hệ với người quản lý các website có liên quan khác.
Để đo lường số lượng backlink của một website, bạn có thể xem ở mục Liên kết trong tài khoản Google Search Console, hoặc sử dụng chức năng Backlink Checker của các công cụ SEO uy tín.
Lượt hiển thị (Impression)
Càng nhiều người nhìn thấy thông tin về sản phẩm dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp, bạn càng có khả năng bán được hàng và gia tăng giá trị cho tài sản vô hình của doanh nghiệp, điều này không chỉ áp dụng cho Marketing tổng quát mà nó còn được áp dụng cho Digital Marketing.
Điểm khác biệt ở đây chính là trong thế giới Digital Marketing, các chuyên gia sử dụng khái niệm lượt hiển thị (impression) để đo lường độ phủ thị trường trên Internet.
Chẳng hạn, số lượng impression trên Google là số lần trang web của bạn xuất hiện trong danh sách 100 kết quả tìm kiếm hàng đầu, hay số lượng impression trên Facebook là số lần người dùng đã nhìn thấy bài đăng của bạn.
Để gia tăng số lượt hiển thị thông tin sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu, bạn có thể cân nhắc một vài phương án khả thi như sau:
- Tạo các nội dung liên quan đến những chủ đề mà mọi người đang quan tâm, đặc biệt là các chủ đề evergreen.
- Trình bày thông tin dưới định dạng phù hợp (văn bản, video, hình ảnh, URL…), đặc biệt nếu bạn đang triển khai Digital Marketing trên các mạng xã hội.
- Chạy các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên một hoặc nhiều nền tảng khác nhau.
- Gửi Newsletter cho các follower hoặc những người đã đăng ký nhận bản tin định kỳ trên website.
Nếu bạn muốn kiểm tra số lượng Impression của một trang web, hãy sử dụng chức năng Hiệu suất trong Google Search Console, hoặc theo dõi số lượt hiển thị của mẫu quảng cáo trong trang quản lý của các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads hay Meta Ads.
Lưu lượng truy cập (Traffic)
Khi khách hàng nhìn thấy thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp, bạn sẽ muốn họ thực hiện hành động tiếp theo chính là ghé thăm website, fanpage hoặc gian hàng trực tuyến của mình nhằm cung cấp nhiều thông tin có giá trị hơn cho họ, từ đó chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
Lưu lượng truy cập được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu gồm năm loại sau: social traffic, direct traffic, organic traffic, paid traffic và referral traffic.
Nhìn chung, để thu hút nhiều hơn lưu lượng truy cập vào kênh Digital Marketing, bạn sẽ muốn:
- Tạo thông điệp Marketing hấp dẫn, đánh trúng “điểm đau” (painpoint) của khách hàng.
- Cung cấp một phương thức đơn giản, nhanh chóng để khách hàng truy cập vào kênh của bạn.
- Hiển thị thông điệp tại vị trí nổi bật nhất trong phạm vi mà khách hàng đang hoạt động.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi lưu lượng traffic vào một website bằng cách xem báo cáo trong Search Console hoặc Google Analytics, hoặc xem trực tiếp trên website bằng cách cài đặt mã tracking hoặc sử dụng một công cụ theo dõi của bên thứ ba.
Tỷ lệ nhấp (CTR)
Tỷ lệ nhấp (Click Through Rate, viết tắt là CTR) phản ánh mức độ quan tâm của khách hàng đối với thông điệp Marketing mà bạn đưa ra.
Nói cách khác, CTR cao ám chỉ khách hàng đang cảm thấy hào hứng với nội dung mà bạn cung cấp, và bạn sẽ muốn chỉ số này càng cao càng tốt.
CTR của một kênh Digital Marketing được tính bằng cách lấy tổng số traffic mà bạn nhận được trên kênh đó chia cho tổng số lần hiển thị thông tin khi người dùng hoạt động trong kênh.
Mẹo: Khi tỷ lệ CTR có giá trị dương nhưng thấp hơn so với kỳ vọng, bạn có thể cần phải thay đổi lại thông điệp Marketing sao cho phù hợp hơn, cũng như định vị lại đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến dịch Digital Marekting.
Tương tác (Engagement)
Số lượng tương tác đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của một chiến dịch Digital Marketing, nhất là khi nó được triển khai trên các mạng xã hội.
Các chỉ số tương tác phổ biến trên mạng xã hội gồm có: like, share / re-post, comment, dwell time, follow…
Chi phí cho mỗi lượt nhấp (CPC)
Đây là chỉ số thường gặp nhất khi đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến theo hình thức PPC (Pay Per Click, tức trả tiền cho mỗi lượt nhấp), trong đó CPC cao hay thấp tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau cũng như mức độ cạnh tranh và tính liên quan của mẫu quảng cáo với nội dung được quảng cáo.
CPC được tính bằng cách lấy tổng chi phí đã bỏ ra cho chiến dịch quảng cáo chia cho tổng số lượt nhấp vào quảng cáo.
Nếu CPC cao hơn so với mặt bằng chung, điều này cho thấy chiến dịch quảng cáo trực tuyến của bạn đang có vấn đề cần được khắc phục.
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL)
CPL là chỉ số được sử dụng phổ biến đối với các chiến dịch B2B Marketing nói chung và B2B Digital Marketing nói riêng, theo đó, nó đo lường chi phí trung bình bạn phải bỏ ra để có được thông tin của một khách hàng tiềm năng.
Chỉ số CPL được đo bằng cách lấy tổng chi phí mà bạn đã đầu tư chia cho tổng số data khách hàng tiềm năng mà bạn đã nhận được sau chiến dịch.
Tương tự với CPC, chỉ số CPL cao hơn so với mặt bằng chung nghĩa là bạn cần phải tối ưu hóa lại chiến dịch B2B Digital Marketing của mình.
Chi phí cho mỗi lượt tải (CPD)
CPD là chỉ số thường được áp dụng khi bạn triển khai Digital Marketing cho các sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm, ứng dụng di động hoặc các tài liệu trực tuyến.
Công thức tính chi phí cho mỗi lượt tải: CPD = [Tổng chi phí Digital Marketing] / [Tổng số lượt tải]
Tỷ lệ chuyển đổi (CVR)
Download, khách hàng tiềm năng hay traffic vào website sẽ không còn ý nghĩa nếu chúng không thể chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
Do đó, các chuyên gia thường tập trung nhiều hơn vào tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate, viết tắt là CVR) để đo lường hiệu quả thực sự của chiến dịch Digital Marketing.
Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi như sau: CVR = [Số lượng khách thực sự] / [Số lượng khách hàng tiềm năng]
Lưu ý rằng, tùy theo từng trường hợp, khách hàng tiềm năng có thể là số Lead, số lượng Download hoặc số lượng truy cập vào website, còn khách thực sự được hiểu là số lượng khách hàng đã hoàn tất một hành động mà bạn mong muốn (thường là hoàn thành đơn hàng).
Chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi (CPA)
Sau khi tính được tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ cần cân nhắc đến chi phí trung bình để có được những chuyển đổi này, còn gọi là chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi (Cost Per Acquisition, viết tắt là CPA).
Lưu ý, đôi khi CPA còn được giải thích là Cost Per Action, tức chi phí cho mỗi hành động, về cơ bản mang ý nghĩa tương tự với Cost Per Acquisition nên bạn có thể sử dụng cách hiểu nào cũng được.
Công thức tính chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi như sau: CPA = [Tổng chi phí Digital Marketing] / [Tổng số chuyển đổi nhận được]
Tỷ suất sinh lợi (ROI)
Tỷ suất sinh lợi hay tỷ suất lợi nhuận (Return On Investment, viết tắt là ROI) là chỉ số thường gặp trong kinh doanh, nhưng trong Marketing, nó phản ánh tỷ lệ lợi nhuận mà bạn kiếm được trên ngân sách Digital Marketing đã bỏ ra.
Nói cách khác, ROI cao nghĩa là chiến lược Digital Marketing của bạn đang thu được nhiều lợi tức.
Công thức tính ROI cơ bản trong Digital Marketing: ROI = [Lợi nhuận thuần] / [Tổng chi phí Digital Marketing]
Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS)
ROI quan trọng trong Digital Marketing, nhưng nó chưa phản ánh rõ ràng hiệu quả sinh lời từ các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, do đó, các chuyên gia sử dụng thêm một chỉ số khác để phân tích hiệu quả quảng cáo được gọi là Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (Return On Ad Spend, viết tắt là ROAS).
ROAS phản ánh mức lợi nhuận mà bạn nhận được cho mỗi đồng đầu tư vào quảng cáo, và được tính theo công thức sau: ROAS = [Lợi nhuận thuần] / [Tổng chi phí quảng cáo]
Tóm lại về Digital Marketing
Như vậy, bạn đã tìm hiểu qua một số các khía cạnh quan trọng nhất trong Digital Marketing, và tôi đã cố gắng sắp xếp nội dung của chúng một cách rõ ràng và dễ theo dõi nhất dựa trên phương pháp phân tích 5W + 1H.
Bây giờ, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm khóa học Digital Marketing thực chiến chất lượng cao tại địa phương, hãy thử tìm hiểu một vài chương trình đào tạo Marketing Online nổi bật tại Skillamy như sau:
- Khóa học thiết kế website WordPress đẹp & nhanh (không cần kinh nghiệm lập trình)
- Khóa học Google Ads cơ bản cho người mới bắt đầu
- Khóa học Local SEO cho doanh nghiệp địa phương
- Khóa học Digital Marketing trên Google
Câu hỏi thường gặp
Digital Marketing có cần kiến thức kỹ thuật không?
Có, nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia Digital Marketing, bạn sẽ cần đến các kiến thức và kỹ năng liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như SEO, thiết kế website, phân tích dữ liệu, thiết lập quảng cáo…
Học trái ngành có làm Digital Marketing được không?
Được, dù bạn có phải là sinh viên đang theo học ngành Marketing hay không, hay thậm chí là một người đang nghề khác nhưng có nhu cầu chuyển sang Digital Marketing, thì bạn hoàn toàn có thể bắt đầu sự nghiệp mới nếu dành nhiều thời gian để tìm hiểu kiến thức và thực hành các kỹ năng cần thiết.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức, hãy cân nhắc tham gia vào các khóa học Digital Marketing tại địa phương để được các chuyên gia trong ngành chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn chi tiết công việc của một Digital Marketer.
Nên biết tất cả về Digital Marketing hay tập trung vào một mảng duy nhất?
Về lâu dài, bạn cần nắm bắt kiến thức ở tất cả các mảng khác nhau trong Digital Marketing hay thậm chí là Marketing tổng thể để có cơ hội đạt được những vị trí quản lý cấp cao hơn hoặc nhận được nhiều đãi ngộ hơn trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, bạn cần phải thật sự giỏi về chuyên môn nghiệp vụ ở một mảng hoặc một vài mảng mà doanh nghiệp đang thực sự cần để nhanh chóng giải quyết nhu cầu trước mắt.
Digital Marketing có tốn nhiều chi phí không?
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và điều kiện thực tế của thị trường, ngân sách Digital Marketing có thể dao động từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Tuy nhiên, nếu so sánh về khả năng tiếp cận thị trường giữa Digital Marketing và Tiếp thị truyền thống, ngân sách Digital Marketing có xu hướng thấp hơn nhiều so với các hoạt động Traditional Marketing.
Trung tâm đào tạo Digital Marketing hàng đầu tại Nha Trang
Trung tâm Đào tạo Digital Marketing Skillamy Nha Trang tự hào là đơn vị cung cấp các khóa học Digital Marketing uy tín hàng đầu tại địa phương với các khóa học SEO, quảng cáo Google Ads, thiết kế website và nhiều khóa học Marketing Online khác.
Các khóa học kỹ năng Digital Marketing tại Skillamy được thiết kế dành riêng cho các bạn sinh viên và người đi làm có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp sang Marketing.
Thông tin liên hệ:
- Đào Tạo Digital Marketing Skillamy Nha Trang
- Địa chỉ: 26 Trần Quý Cáp, P. Vạn Thắng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
- Hotline: 0909.144.990