Ngày nay, mọi doanh nghiệp đều cần nhân sự phụ trách mảng Digital Marketing. Cùng tìm hiểu nhân viên Digital Marketing là gì, chi tiết công việc, mức lương & các kỹ năng mà các doanh nghiệp thường yêu cầu đối với vị trí này nhé.
Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ nội dung trên DMCA (Xem link đăng ký tại đây), vui lòng trích dẫn nguồn kèm link bài viết nếu muốn đăng tải lại trên website khác.
Nhân viên Digital Marketing là ai?
Nhân viên Digital Marketing (hay Digital Marketing Executive) là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp, từ việc lên ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai, đo lường đến tối ưu hóa chiến dịch.
Để làm được điều này, nhân viên Digital Marketing cần phải có kinh nghiệm thực tế về việc sử dụng các công cụ và nền tảng tiếp thị kỹ thuật số khác nhau, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác trong team Marketing nội bộ cũng như với các Marketing agency bên ngoài để đạt các mục tiêu đã đề ra.
Nhân viên Digital Marketing sẽ báo cáo kết quả đến cấp trên quản lý trực tiếp của mình, đó có thể là Trưởng nhóm Digital Marketing, Giám đốc Marketing hoặc thậm chí là CEO của công ty, tùy vào quy mô và sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp đó.
Nếu bạn đang có ý định trở thành một nhân viên Digital Marketing, hãy tiếp tục tìm hiểu bản mô tả công việc cho vị trí này trong phần tiếp theo nhé.
Chi tiết mô tả công việc của Nhân viên Digital Marketing
Về cơ bản, một nhân viên Digital Marketing thường được yêu cầu làm các công việc sau đây:
- Hỗ trợ hoặc trực tiếp xây dựng chiến lược Digital Marketing tổng thể.
- Triển khai các hoạt động Digital Marketing trên nhiều kênh Online Marketing khác nhau như: SEO, SEM, Social Media, Email, Mobile, Display…
- Quản lý và duy trì các kênh truyền thông chính thức thuộc sở hữu của công ty như website, mobile app, fanpage…
- Quản lý việc tạo digital content hấp dẫn, có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp để xuất bản trên các nền tảng kỹ thuật số khác nhau.
- Quản lý các chiến dịch Social Media Marketing.
- Quản lý các chiến dịch quảng cáo trực tuyến như PPC, quảng cáo hiển thị, Google Ads, Facebook Ads…
- Quản lý chiến dịch SEO.
- Thiết lập mã theo dõi chuyển đổi, mã Meta pixel và mã theo dõi sự kiện trên website và các nền tảng Digital khác nhau.
- Tiến hành nghiên cứu về xu hướng thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của thương hiệu cũng như hành trình khách hàng từ đầu đến cuối để thúc đẩy tương tác và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Phân tích dữ liệu và chia sẻ thông tin chi tiết với các nhóm liên quan để phát triển các kế hoạch tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược Digital Marketing.
- Nắm bắt các công cụ và nền tảng kỹ thuật số mới nổi, các xu hướng Digital Marketing đang thịnh hành, các công nghệ mới và chia sẻ thông tin chuyên sâu với các thành viên còn lại trong nhóm.
Yêu cầu tuyển dụng đối với Nhân viên Digital Marketing
Tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, yêu cầu tuyển dụng đối với một nhân viên Digital Marketing có thể rất khác nhau, nhưng về cơ bản, có thể bao gồm các yêu cầu sau:
- Có kiến thức chuyên ngành Marketing, Thương mại, Du lịch hoặc Quản trị Kinh doanh.
- Có các kỹ năng thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin là lợi thế.
- Có kiến thức về Digital Marketing và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.
- Hiểu biết sâu, thành thạo một hoặc nhiều kỹ năng SEO, Content Marketing, Quảng cáo PPC, Google Ads, Facebook Ads…
- Có kinh nghiệm thực chiến với các dự án, lĩnh vực tương tự là một lợi thế rất lớn.
- Sáng tạo, linh hoạt, giao tiếp tốt.
- Sắp xếp công việc hợp lý, có khả năng quản lý thời gian tốt, chịu được áp lực công việc.
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt.
- Có tư duy chiến lược, khả năng đọc hiểu báo cáo và phân tích dữ liệu Marketing.
Mức lương cho vị trí Nhân viên Digital Marketing là bao nhiêu?
Mức lương của một Nhân viên Digital Marketing phụ thuộc chủ yếu vào số năm làm việc, kỹ năng, kinh nghiệm mà nhân viên đó đang có và địa điểm làm việc.
Thông thường, để đơn giản hóa việc quy trình đánh giá tuyển dụng, lương cơ bản của một nhân viên Digital Marketing tại Việt Nam được chia thành 3 mức như sau:
Mức lương của nhân viên Digital Marketing chưa có hoặc có dưới 1 năm kinh nghiệm
Đối với những người mới tốt nghiệp ngành Marketing và/hoặc chưa từng có kinh nghiệm làm việc thực tế, mức lương cơ bản cho vị trí nhân viên Digital Marketing thường căn cứ trên mức lương tối thiểu vùng theo quy định của chính phủ như sau:
- Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng
- Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng
- Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng
- Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng
Tuy nhiên, ở những thành phố lớn thuộc vùng 1 như TPHCM hay Hà Nội, mức lương cho người chưa có kinh nghiệm thường cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu vùng, ở mức từ 5 – 6 triệu đồng/tháng, hoặc tăng lên mức từ 6 – 8 triệu đồng/tháng nếu có kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm.
Mức lương của nhân viên Digital Marketing có kinh nghiệm
Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên, họ được gọi là các chuyên viên Digital Marketing hay Digital Marketing Senior, và mức lương thường dao động trong khoảng từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.
Mức lương của cấp bậc quản lý
Khi đã lên cấp bậc quản lý, mức lương của những người làm trong mảng Digital Marketing có thể dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm quản lý, năng lực làm việc, hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như quy mô doanh nghiệp.
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu các dấu mốc trong sự nghiệp của một người làm Digital Marketing để biết liệu bạn có nên trở thành một Digital Marketer hay không nhé.
Lộ trình thăng tiến sự nghiệp của một nhân viên Digital Marketing
Trừ khi bạn thuộc loại con ông cháu cha, sẽ không có chuyện bạn ngay lập tức nhận được mức lương hàng chục triệu đồng khi vừa mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc, thay vào đó, bạn cần trải qua từng bước trong sự nghiệp của một người làm Digital Marketing như sau:
Thực tập Digital Marketing (Internship)
Đây là vị trí thấp nhất, dành cho những bạn sinh viên năm cuối, người mới tốt nghiệp hoặc có nhu cầu tìm hiểu, làm quen với nghề Digital Marketing.
Khi làm việc với tư cách là một thực tập sinh Digital Marketing, bạn sẽ được những người có kinh nghiệm khác kèm cặp, hướng dẫn và chia sẻ các kiến thức cơ bản cũng như một vài kinh nghiệm làm việc.
Bạn sẽ được yêu cầu làm các công việc đơn giản nhất như:
- Tiếp nhận, tổng hợp thông tin từ các bộ phận khác.
- Viết content để đăng lên fanpage hoặc website công ty.
- Hỗ trợ các hoạt động Digital Marketing khác.
Ngoài ra, đối với vị trí thực tập Digital Marketing, tùy theo chính sách của công ty mà bạn có thể có hoặc không có lương.
Thời gian thực tập thường kéo dài trong khoảng 2 tháng (đôi khi có thể lâu hơn theo thỏa thuận), và nếu bạn vượt qua kỳ thực tập này, bạn có khả năng được tuyển dụng chính thức với chức danh Nhân viên Digital Marketing.
Nhân viên Digital Marketing
Nhân viên Digital Marketing là người có kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về các nền tảng kỹ thuật số, đồng thời am hiểu và thành thạo ít nhất một công cụ Digital Marketing như SEO, SEM, Google Ads, Meta Ads, Social Media Marketing…
Bên cạnh đó, nhân viên Digital Marketing cần có thêm một số các kỹ năng hỗ trợ như thiết kế đồ họa cơ bản (VD: Photoshop, Canva…), viết content chuẩn SEO, quay / chỉnh sửa video…
Càng sở hữu nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian làm việc, người làm Digital Marketing sẽ dần dần bỏ cái mác “nhân viên” để chuyển sang các cách gọi thể hiện trình độ chuyên môn của họ như Chuyên viên, Chuyên gia, Senior, Expert hay Specialist.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện của doanh nghiệp, nhân viên Digital Marketing sẽ được thăng chức thành trưởng nhóm Digital Marketing.
Trưởng nhóm Digital Marketing
Công việc của một trưởng nhóm Digital Marketing vẫn tương tự như một Chuyên gia Digital Marketing, nhưng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc quản lý nhóm nhỏ từ 3 – 5 người.
Nói cách khác, họ sẽ là người chủ chốt khi hoạch định chiến lược Digital Marketing, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, theo dõi hiệu quả làm việc của các thành viên cũng như hỗ trợ cấp dưới khi cần thiết.
Bên cạnh đó, Trưởng nhóm Digital Marketing cũng thường là người đại diện cho bộ phận để làm việc với các phòng ban khác trong công ty, cũng như là trung gian hòa giải các mâu thuẫn trong nhóm để đảm bảo tiến độ công việc diễn ra một cách trôi chảy, thông suốt.
Digital Marketing Manager
Tương tự với trưởng nhóm Digital Marketing, nhưng vị trí Digital Marketing Manager được nâng lên một tầm cao hơn, do đó vị trí này chỉ gặp ở các doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn, nhiều công ty con, chi nhánh hoặc trong các doanh nghiệp đa quốc gia, và hiếm khi xuất hiện ở các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Các kỹ năng quan trọng đối với một nhân viên Digital Marketing
Thông thường, các doanh nghiệp tại Việt Nam hay yêu cầu nhân viên Digital Marketing phải có các kỹ năng dưới đây:
Kỹ năng Content Writing và/hoặc Copywriting
Các kỹ năng này phục vụ cho mục đích truyền tải thông điệp của doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp như fanpage, website, brochure, leaflet… hay thông qua các kênh kỹ thuật số của bên thứ ba như báo chí, blog chuyên ngành, diễn đàn…
Kỹ năng Content Writing và Copywriting có thể liên quan đến:
- Viết bài chuẩn SEO trên website.
- Viết bài đăng trên mạng xã hội.
- Viết mẫu quảng cáo sử dụng cho chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
- Viết bài PR truyền thông trên báo chí.
- Viết nội dung Newsletter cho chiến dịch Email Marketing.
Kỹ năng thiết kế đồ họa
Ngày nay, kỹ năng thiết kế đồ họa thường là yêu cầu bắt buộc đối với một nhân viên Digital Marketing, bởi họ cần phải trình bày các tài liệu Marketing sao cho đẹp mắt, hấp dẫn đối với người xem.
Kỹ năng thiết kế đồ họa ở mức độ cơ bản bao gồm:
- Tìm kiếm các hình ảnh thích hợp trên các kho ảnh nổi tiếng như Google Image, Freepik, Pexels, Shutterstock…
- Chỉnh sửa ảnh, cắt ghép ảnh bằng các phần mềm phổ biến như Photoshop.
- Tạo Infographic bằng công cụ Canva.
Kỹ năng lập trình
Đối với nhân viên Digital Marketing, không cần thiết bạn phải có kỹ năng lập trình nâng cao (VD: tự tạo ứng dụng, phần mềm, thiết kế website bằng code tay…), tuy nhiên các kỹ năng lập trình cơ bản được xem là yếu tố lợi thế, có thể giúp nhân viên Digital Marketing chủ động hơn đối với các hoạt động đòi hỏi tính kỹ thuật như SEO hoặc thiết kế landing page bán hàng.
Các kỹ năng lập trình cơ bản bao gồm:
- Đọc hiểu các đoạn mã HTML & CSS.
- Có khả năng tích hợp dữ liệu cấu trúc vào trang web HTML.
- Sử dụng thành thạo các chức năng trong WordPress.
- Sử dụng tốt một trong các công cụ Website Builder phổ biến như Elementor, UX Builder, Nicepage, Wix…
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với những người làm Digital Marketing, và khác với giao tiếp truyền thống, các hoạt động giao tiếp kỹ thuật số thường diễn ra một cách gián tiếp thông qua các công cụ như văn bản, hình ảnh hoặc video.
Chính vì thế, nhân viên Digital Marketing cần phải hiểu rõ ngôn ngữ của người xem, đồng thời biến chúng thành ngôn ngữ phù hợp để đưa vào các phương tiện truyền tải nội dung như bài viết trên website, infographic hay video livestream.
Kỹ năng giao tiếp có thể liên quan đến việc:
- Sử dụng ngôn ngữ thể hiện cá tính hoặc đặc tính thương hiệu trong bài viết.
- Tạo hình ảnh với bố cục, nội dung hấp dẫn, thu hút.
- Livestream trước đám đông.
- Quay video, lồng tiếng cho clip.
Kỹ năng SEO
SEO hiện nay là trọng tâm cốt lõi trong chiến lược Digital Marketing của mọi doanh nghiệp, do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng các nhân viên Digital Marketing có thêm kỹ năng SEO để tăng hiệu quả của hoạt động truyền thông tiếp thị trên Internet.
Kỹ năng SEO bao gồm:
- Audit website.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh SEO.
- Nghiên cứu từ khóa.
- Tối ưu trên trang.
- Xây dựng liên kết.
- Phân tích dữ liệu website.
- Sử dụng thành thạo một hoặc nhiều công cụ SEO như Ahrefs, SEMRush, Ubersuggest, Majestic, MOZ Pro…
- Sử dụng tốt các công cụ theo dõi hiệu suất website như Google Search Console, Google Analytics, Google Tag Manager…
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Bạn không thể tự mình sáng tạo ra tất cả mọi thứ, do đó, các công ty thường yêu cầu nhân viên tra cứu thông tin trên Internet và lọc những nội dung phù hợp để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nói cách khác, một nhân viên Digital Marketing phải có khả năng:
- Tìm tài liệu nhanh chóng, phù hợp theo yêu cầu của công việc.
- Lọc, tóm tắt và tổng hợp các dữ liệu quan trọng.
- Trình bày thông tin dưới dạng dễ hiểu, phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả.
Làm thế nào để cải thiện các kỹ năng và thăng tiến trong sự nghiệp Digital Marketing?
Ngày nay, tìm việc làm nhân viên Digital Marketing rất đơn giản bởi có rất nhiều nền tảng tuyển dụng trực tuyến, tuy nhiên, để nhận được những công việc lương cao, hoặc được công nhận là chuyên gia Digital Marketing, đòi hỏi bạn phải được đào tạo và có thời gian trải nghiệm để chứng minh năng lực và kiến thức của mình.
Một trong những cách tốt nhất giúp bạn nhanh chóng cải thiện các kỹ năng Digital Marketing của mình là tham gia vào các khóa học Marketing Online được tổ chức tại Trung tâm Đào tạo Digital Marketing Skillamy Nha Trang.
Khi tham gia vào khóa học, bạn không chỉ được training các kiến thức trong lĩnh vực Digital Marketing bởi chuyên gia, mà còn có thể tự mình thực hành để tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế, từ đó, giúp làm đẹp hồ sơ xin việc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhận được các đãi ngộ hấp dẫn nếu vượt qua phỏng vấn.
Thông tin liên hệ:
- Đào Tạo Digital Marketing Skillamy Nha Trang
- Địa chỉ: 26 Trần Quý Cáp, P. Vạn Thắng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
- Hotline: 0909.144.990